Tin mới đăng:
BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP
BỆNH THOÁI HÓA KHỚP
BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
BỆNH VIÊM ĐA KHỚP DẠNG THẤP
PHÒNG BỆNH
HỎI ĐÁP

Duy trì mật độ xương và sự săn chắc của cơ bắp, giảm nguy cơ gãy xương, loãng xương, giảm đau, tăng cường sự linh hoạt và khả năng dịch chuyển của khớp… là những tác dụng tuyệt vời của việc luyện tập thể dục thể thao đối với những người bệnh xương khớp.

Tuy nhiên, việc luyện tập không hợp lý sẽ gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc như tràn ổ dịch khớp, bong gân, chấn thương… khiến bệnh càng nặng hơn.

Không phải cứ tập càng nhiều càng tốt

Chị Hường (45 tuổi), Hoàn Kiếm, Hà Nội đã chọn cách đi bộ hàng ngày với hy vọng giảm đau và cải thiện vận động ở các khớp bị viêm. Tuy nhiên, vừa mới tập mà thời gian chị đi bộ đã lên tới 2h/ngày, ngay cả những đợt viêm cấp chị cũng cố gắng tập không nhiều thì ít. Vì vậy, chỉ sau khoảng 1 tháng, hai đầu gối của chị Hường trở nên viêm rất nặng, phải vào viện điều trị.

Anh Hoạt (36 tuổi), Hoài Đức, Hà Nội thường tập tạ đều đặn vào mỗi buổi sáng để tạo cơ bắp và giảm đau các khớp vai, gáy nhưng càng tập anh càng thấy đau tăng lên. Anh đi khám thì được bác sỹ chẩn đoán anh bị thoái hóa khớp rất nặng do luyện tập quá sức.

Theo các bác sỹ chuyên khoa, tập thể dục giúp người bệnh khớp cải thiện vận động và giảm đau một cách rõ rệt nhưng nếu tập không đúng cách, tập luyện quá sức, sẽ gây hại gấp nhiều lần so với những người bình thường như: căng cơ, tăng tốc độ tổn thương, thoái hóa khớp…

Những bài tập phù hợp cho khớp?

Theo các chuyên gia về xương khớp, hệ xương khớp của con người giống như một cỗ máy, không vận động sẽ bị “oxy hóa”, vận động quá nhiều thì sẽ bị xuống cấp và thoái hóa nhanh hơn. Vì vậy, để xương khớp khỏe mạnh, người bệnh khớp cần phải vận động hợp lý, không quá sức. Tuyệt đối tránh vận động khi đang bị viêm khớp cấp. Nên lựa chọn các bài tập thể dục đơn giản, nhẹ nhàng phù hợp với tình trạng sức khỏe, bệnh lý và sở thích của bản thân. Bên cạnh đó, người bệnh phải khởi động làm nóng trước khi tập thể dục để tránh các chấn thương đáng tiếc có thể xảy ra.

Những bài tập dưỡng sinh như “Xà quyền” giúp các khớp dẻo dai, linh hoạt
Những bài tập dưỡng sinh như “Xà quyền” giúp các khớp dẻo dai, linh hoạt
  • Bơi lội, đi bộ dưới nước: Bài tập “vàng” cho khớp. Các nghiên cứu khoa học cho thấy các vận động dưới nước là những bài tập tốt nhất cho người bệnh khớp vì chúng ít gây áp lực lên các khớp. Các môn thể thao này không chỉ cải thiện tính linh hoạt của tứ chi, giảm đau xương khớp mà còn giúp rèn luyện sức mạnh cho các bộ phận như khớp lưng, khớp hông và khớp gối.
  • Khiêu vũ, Yoga, tập dưỡng sinh: là những bài tập có động tác uyển chuyển giúp duy trì cử động của khớp, giảm cứng khớp, giảm sưng và đau khớp, tăng cường sức mạnh của cơ, giúp chống đỡ và bảo vệ khớp bị viêm. Những bài tập dưỡng sinh như bài “Xà quyền” phỏng theo tư thế của con rắn giúp các khớp dẻo dai, linh hoạt, đặc biệt là các khớp cổ tay, bàn tay.
  • Đi xe đạp: Đây là hình thức tập luyện giúp tăng sức mạnh cơ, giảm gánh nặng lên khớp. Yên xe nên điều chỉnh ở vị trí sao cho ngồi thoải mái nhất.

Tuy nhiên, để an toàn và hiệu quả, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sỹ về các phương pháp luyện tập và nên khởi đầu việc luyện tập với sự giảm sát của chuyên viên vật lý trị liệu.

Đau khớp, mỏi xương khớp, đau khớp là hiện tượng phổ biến ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân gây ra những hiện tượng trên là do các mô sụn khớp ngày càng bị lão hóa, hư khớp. Đau mỏi xương khớp hay xuất hiện khi thời tiết thay đổi, độ ẩm thấp, mưa phùn. Dưới đây là một số biện pháp phòng và điều trị bệnh.

TÌM HIỂU CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP
Ảnh minh họa

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng:

Bổ sung canxi cho cơ thể để chống loãng xương, thoái hóa xương khớp. Những thực phẩm nhiều canxi như tôm, cá, hải sản. Nên dùng các loại rau quả có màu xanh đậm như súp lơ, rau cải..Hoa quả nên ăn các loại cam, dâu tây, cà chua, đu đủ, hạt điều.

Chế độ vận động, thể dục nhẹ nhàng
:

Các xương khớp của chúng ta rất dễ bị tổn thương do quá trình thoái hóa ngày càng phát triển khi về già, vì vậy những người bị đau khớp, nhức mỏi xương khớp nên tập những động tác thể dục nhẹ nhàng như tập dưỡng sinh hay thái cực quyền. Không nên tập những động tác quá nặng ngay từ đầu sẽ gây tổn thương cho xương khớp.

Chế độ làm việc hợp lý:

Cải thiện chế độ làm việc hợp lý là lời khuyên dành cho những người làm việc văn phòng, trong điều kiện môi trường lạnh. Bạn nên mang tất dài giữ ấm hai đầu gối là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh tật.

Trong quá trình làm việc, bạn không nên dừng một chỗ quá lâu để tránh sức chịu đựng của các khớp gối, thường xuyên đổi tư thế ngồi hoặc đứng để cơ thể được thả lỏng thoải mái. Khi làm nội trợ, chúng ta không nên ngâm tay thường xuyên trong nước lạnh, nên dùng găng tay khi tiếp xúc với nước.

Đề phòng bệnh cảm:

Nên điều trị dứt điểm các chứng ho, viêm họng. Nếu để lâu, vi-rút gây bệnh có thể sẽ sinh sản nhiều phản ứng, biến chứng sang bệnh thấp khớp rất nguy hiểm.

Tránh thừa cân béo phì:

Béo phì vẫn được coi là nguy cơ gây nên chứng viêm xương khớp. Bệnh nhân nên giảm cân để bớt sức nặng dồn trên các khớp.

Uống thuốc theo hướng dẫn bác sĩ.

Đau cột sống, đau vai gáy là một triệu chứng thường gặp ở nhưng người làm việc văn phòng. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng này mà nguyên nhân chủ yếu là tư thế ngồi không đúng, ngồi lâu dưới máy điều hòa, hoặc tư thế ngủ trưa không đúng. Ngoài ra đau cột sống cổ còn bị một số nguyên nhân sau.

TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN ĐAU CỘT SỐNG CỔ VÀO MÙA HÈ
Ảnh minh họa
Trở mình nhiều lần khi ngủ

Khi ta nằm ngủ, một chỗ nào đó trên cơ thể nhiệt độ quá cao nên trở mình nhiều, có nhiều bạn sáng dậy thấy mình nằm ở chỗ khác, chứ không phải chỗ cũ. Trong quá trình nhiều lần trở mình rất dễ bị sái cổ, gáy đau nhức. Vì vậy, chúng ta nên cố gắng giữ nhiệt độ trong phòng không nóng quá, ngoài ra phủ chiếu lên gối khi ngủ cũng có tác dụng rất tốt. 


Tâm trạng bứt rứt, street

Theo một số nghiên cứu mới đây cho biết những người hay buồn rầu, tính tình nóng nảy dễ bị suy nhược thần kinh, mà suy nhược thần kinh ảnh hưởng đến khớp xương và sự nghỉ ngơi của cơ bắp. Cứ như vậy trong thời gian dài cổ sẽ bị đau. Trong mùa hè, chúng ta nhất định phải chú ý giữ cho mình một tâm trạng vui vẻ, thoải mái để phòng chống bệnh đau đốt sống cổ. 


Để nhiệt độ điều hòa quá thấp

Bệnh đau cột sống cổ phần lớn là do bị lạnh. Mùa hè ở phòng làm việc thường mở máy điều hòa với nhiệt độ rất thấp, nhất là những người ngồi đối điện với máy điều hòa, hoặc những chị em phụ nữ mặc áo cổ rộng, cơ lưng và gáy rất dễ bị lạnh, dẫn đến bệnh đau đốt sống cổ.

Chuyên gia kiến nghị rằng nếu trong phòng làm việc có máy điều hòa, tốt nhất nên khoác thêm chiếc áo để tránh bị lạnh dẫn đến bệnh đau đốt sống cổ hoặc khiến cho căn bệnh càng thêm trầm trọng. Các chị em phụ nữ ngồi bàn giấy nên quàng thêm chiếc khăn lụa mềm, như vậy vừa có thể bảo vệ cổ, mà trông lại lịch sự.

Ngồi lỳ ở nhà lên mạng, xem ti-vi: mùa hè thời tiết nóng bức, mọi người càng không hay ra ngoài, mà ở nhà lên mạng, xem ti vi, thời gian ra ngoài hoạt động ít hơn nhiều so với mùa xuân và mùa thu, nên dẫn đến bệnh đau cột sống cổ. Vì vậy, khi ở nhà chúng ta có thể tập một số động tác thể dục phù hợp với môi trường trong nhà cho các khớp xương cổ, cơ lưng được thư giãn, bảo đảm cho các mạch máu ở cổ được lưu thông bình thường. 


Ngủ quá ít

Vào mùa hè, ban ngày thường dài hơn đêm, cho nên các hoạt động vui chơi giải trí vào tối của giới trẻ sẽ tăng lên, nên thời gian ngủ rất ít. Ban ngày đi làm cổ đã mỏi mệt, tối đến lại không có đủ thời gian để nghỉ ngơi, lâu ngày khiến cho nhiều bạn trẻ cảm thấy gáy đau nhức. 


Tư thế ngủ trưa không đúng

Đặc biệt dân văn phòng tư thế ngủ thường là gục đầu bên bàn hoặc ngửa người ra sau cổ thì lệch sang bên khác, ngủ như vậy gây tác hại rất lớn cho đốt sống cổ. Chuyên gia nhắc nhở chúng ta khi nghỉ trưa hay ngủ trên xe không nên gục đầu xuống ngủ, mà nên nghỉ ngơi với tư thế ngửa ra đằng sau; quan trọng là phải tìm cho gáy một điểm tựa. 


Tắm nước lạnh mùa hè

Mùa hè hoạt động thường mồ hôi nhễ nhại, về đến nhà chỉ muốn dội nước lạnh cho mát mẻ. Nhưng bạn phải cẩn thận, có thể hôm sau bạn sẽ cảm thấy người khó chịu, cổ không cử động được, chân tay tê nhức. Thực ra, tắm nước ấm mới có thể giúp chúng ta hồi phục tinh thần và giữ gìn sức khỏe.

Đó là một số nguyên nhân làm bạn đau cột sống cổ, khi đã biết những tác hại của những nguyên nhân này rồi bạn nên bỏ các thói quen sấu đó đi, đâu cột sống cổ tưởng chừng chỉ là chứng mỏi nhất thời của bạn

Bệnh viêm xương khớp là một bệnh phổ biến hiện nay. Viêm xương khớp khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng do những cơn đau. Sau đây là những loại thảo dược cực hay giúp bạn điều trị bệnh viêm xương khớp.

CHỮA BỆNH VIÊM XƯƠNG KHỚP BẰNG THẢO DƯỢC
Ảnh minh họa
Khớp gồm nhiều thành phần khác nhau: sụn khớp, bao hoạt dịch, dây chằng, cơ và gân cơ. Sụn khớp hay đầu xương bị tổn thương sẽ gây tăng ma sát hai đầu xương, dẫn đến tiến trình viêm. Các thao tác, cử chỉ từ nhẹ nhàng đến mạnh mẽ đều có sự tham gia của các ổ khớp. Vì vậy, khi ổ khớp bị viêm, các hoạt động của chúng giảm tầm hoạt động, gây cứng khớp, từ đó khiến bạn bị đau.

Viêm xương khớp khiến bạn rất đau đớn. Tuy nhiên, không có cách nào chữa trị hoàn toàn được căn bệnh này mà chỉ là giúp bạn bớt đau mà thôi. Hãy cùng khám phá những loại thảo dược sau đây để giảm hiện các triệu trứng của bệnh viêm xương khớp.

Nghệ

Rất nhiều các chuyên gia y tế đề nghị sử dụng nghệ để điều trị bệnh viêm khớp do đặc tính chống viêm của nó. Hiện nay rễ cây nghệ đã được các nhà khoa học sử dụng để làm thuốc chữa bệnh viêm khớp. Nếu bạn không thích uống thuốc, thì việc sử dụng nghệ trong những bữa ăn hàng ngày cùng là cách hiệu quả để hạn chế những cơn đau do viêm xương khớp gây ra.

Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng loại thảo dược này nó có thể gây ra hiện tượng như rối loạn dạ dày hay làm trầm trọng hơn các vết loét. Đặc biết khi bạn đang có vấn đề liên quan đến túi mật thì tốt nhất không nên sử dụng loại thảo dược này, vì chúng có thể gây ra tình trạng xấu.

CHỮA BỆNH VIÊM XƯƠNG KHỚP BẰNG THẢO DƯỢC
Ảnh minh họa
Gừng

Các chuyên gia y tế cho biết gừng có tác dụng rất lớn trong việc làm giảm các cơn đau, vì vậy nó cũng có tác dụng tuyệt vời trong việc giúp bạn loại bỏ các cơn đau của chứng viêm xương khớp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp gừng có thể gây ra hiện tượng đầy hơi, ợ hơi và buồn nôn.

CHỮA BỆNH VIÊM XƯƠNG KHỚP BẰNG THẢO DƯỢC
Ảnh minh họa

Khớp gối là khớp rất quan trọng, gánh toàn bộ cơ thể và là khớp vận động nhiều nhất chính vì thế nó rất dễ bị thoái hóa. Khi bị thoái hóa khớp gối người bệnh sẽ bị giảm chức năng sinh hoạt hằng ngày, gây khó khăn trong vận động, đi lại, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì thế cần phát hiện sớm bệnh để ngăn ngừa quá trình thoái hóa thêm, hạn chế tàn phế xảy ra.

NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO BỆNH THOÁI HÓA KHỚP
Ảnh minh họa
1. Triệu chứng của bệnh thoái hoá khớp gối

- Người bị bệnh thoái hoá khớp gối thường có cảm giác đau vùng khớp gối, lúc đầu đau nhẹ nhàng, đau chủ yếu về đêm.
- Đôi khi cảm giác cứng khớp gối, nhất là sáng sớm lúc vừa ngủ dậy, sau một lúc đi lại nghỉ ngơi thấy đỡ đau hơn, thấy dễ chịu hơn.
- Đau quanh khớp gối, đôi khi chỉ một vài điểm, đau tăng hơn khi đi lên cầu thang hoặc khi ngồi xổm xuống.
- Có khi khớp gối bị sưng lên, chứa nhiều dịch bên trong mà nhiều người gọi là tràn dịch khớp. Nếu chọc hút thì đau sẽ giảm xuống nhưng mấy ngày sau khớp sưng trở lại.
- Những trường hợp nặng khớp gối bị biến dạng vẹo vào trong, mà nhiều người gọi là chân vòng kiềng.
- Người bệnh đi đứng rất đau, phải dùng khung hoặc nạng hổ trợ. Gập duỗi gối bị hạn chế.

2. Chữa thoái hóa khớp gối bằng vật lý trị liệu

- Điều trị vật lý trị liệu không chỉ giảm đau, giảm phù nề, tăng lực cơ, tăng tầm vận động khớp gối mà còn phục hồi các chức năng sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
- Giảm đau, tăng tuần hoàn: chiếu đèn hồng ngoại, chườm nóng, chiếu thấu nhiệt vi sóng, điều trị bằng các dòng điện giảm đau (dòng Ten, dòng giao thoa…), sóng siêu âm giảm đau, kháng viêm, làm mềm tổ chức tổn thương xơ sẹo trong sâu, hướng dẫn sử dụng băng thun hoặc bó gối để cố định khớp gối khi đi lại, lên xuống cầu thang.
- Huấn luyện cơ, tập mạnh các nhóm cơ gập duỗi khớp gối, các nhóm cơ gập duỗi dang áp khớp hông để hỗ trợ khớp gối tùy vào lực cơ người bệnh, gia tăng tầm vận động khớp gối, độ di động xương bánh chè: kỹ thuật P.N.F, tập đề kháng bằng tay, bằng tạ, dây thun co giãn, tập di động xương bánh chè, tập chịu sức, lên xuống cầu thang.
- Với người bị thoái hóa khớp gối thì việc giảm cân, thay đổi lối sống như tránh ngồi xổm, tránh ngồi xếp bằng, hạn chế leo cầu thang hay leo dốc, hạn chế khiêng vác nặng là chuyện cần làm suốt đời. Có thể mang nẹp gối trong giai đoạn đang bị đau, nhưng sau đó cần phải tập cơ tứ đầu để có một khớp gối vững khi đi đứng, vì khi bị đau gối bao giờ cơ tứ đầu đùi cũng bị teo nhỏ.

Hỏi:

Chào bác sỹ!

Em năm nay 24 tuổi, em có đi tập thể hình, gần 1 tháng này cứ vào buổi sáng là vùng thắt lưng em bị đau ê ẩm, nhất là khi nằm ngửa. Đau cả ra phía trước bụng. Khi nằm nghiêng hoặc đứng lên đi lại thì cơn đau có giảm đi chút. Ngoài ra em còn thấy dáng đi của mình cứ vẹo vẹo, như bị lệch cột sống. Bác sỹ cho em biết em bị bệnh gì và chữa trị như thế nào ạ. Em cám ơn bác sỹ!

KHI ĐAU LƯNG ÂM Ỉ CÓ PHẢI BỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
Ảnh minh họa
Trả lời:

Chào em!

Theo những triệu chứng em mô tả tôi nghĩ rằng có thể em đang gặp phải tình trạng đau thắt lưng cấp trong bệnh lý thoát vị đĩa đệm thắt lưng, thoái hóa cột sống hoặc viêm cột sống thắt lưng do vi trùng…

Bệnh lý thoát vị đĩa đệm thắt lưng có các triệu chứng thường gặp là: Đau, tê vùng thắt lưng, mông, dọc theo đùi, cẳng chân, bàn chân. Teo, yếu cơ đùi, cẳng chân, bàn chân.

Trong mail em viết em có tham gia tập thể hình, tôi nghĩ chứng đau thắt lưng của em có thể bắt nguồn do em tập luyện sai tư thế hoặc khởi động chưa kỹ. Với trường hợp này em chỉ cần nghỉ ngơi một thời gian tập luyện các bài tập lưng đơn giản là có thể sớm khỏi bệnh và trở lại với công việc hàng ngày

Việc em có triệu chứng vẹo cột sống cũng có thể do nguyên nhân là em tập thể hình sai tư thế trong thời gian dài mà không biết. Biết cách giữ tư thế đúng trong sinh hoạt và vận động là một trong những biện pháp quan trọng nhằm phòng tránh chứng đau thắt lưng và các chấn thương cho cột sống.

Những tư thế đúng khi đứng, ngồi, hay mang vật nặng giúp trọng lượng của cơ thể được phân bổ đều khắp cột sống và duy trì độ cong sinh lý tự nhiên của cột sống, qua đó hạn chế đến mức thấp nhất sức nặng đè lên cột sống.

Ngoài ra, em có thể dùng thuốc để chữa trị các cơn đau cấp. Tuy vậy,em cần lưu ý rằng phần lớn các thuốc giảm đau, kháng viêm thường đi kèm với biến chứng trên dạ dày và thận.

Một số mẹo nhỏ để phòng tránh đau thắt lưng:

- Hạn chế việc ngồi liên tục trong một thời gian dài bằng cách đứng lên đi lại mỗi 30 phút.

- Không nên ngồi lom khom, ẹo sang bên hay đứng cúi thắt lưng thẳng gối trong thời gian dài.

- Thường xuyên thay đổi tư thế để vận động lưng, thắt lưng, bảo vệ cột sống và giúp các cơ hoạt động.

- Khi lưng hồi phục hẳn em mới đi tập thể hình trở lại, tránh để trường hợp đang bị đau lưng mà em vẫn tập thì nguy cơ đau càng tăng

- Vận động liệu pháp là một phương pháp phòng ngừa đau lưng rất tốt, rất cần tập đi bộ và tốt nhất là tập đi lùi. Tuy nhiên, khi tập luyện cần phải chọn nơi bằng phẳng, rộng rãi, nên tập ở những nơi có nhiều người cùng tập luyện, trong quá trình tập luyện luôn đòi hỏi phải có sự kiên trì và phải tập trong một thời gian dài.

- Mức độ và thời gian tập luyện còn tùy thuộc tình trạng sức khỏe của mỗi người, cần tiến hành tuần tự từ thấp đến cao, từ ít đến nhiều, không nên ép sức hay cố kéo dài thời gian để thực hiện những động tác quá sức chịu đựng của bản thân.

Tuy nhiên trường hợp em thấy cơn đau thắt lưng lan đến chân, có cảm giác tê, kim châm đau nhói ở chân, không thể đứng dậy và mất kiểm soát tiểu tiện thì có thể em đang bị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, em cần đến bệnh viện chuyên khoa xương khớp khám trực tiếp để được hướng dẫn điều trị một cách đúng đắn.

Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!

Đau lưng nhất là vùng thắt lưng là một bệnh kinh điển của loài người. Đau lưng sẽ đi theo bạn theo năm tháng nếu không có cách điều trị hiệu quả. Vậy có cách nào điều trị bệnh đau lưng không? và làm sao để phòng không bị đau lưng tái phát?

TỔNG HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU LƯNG HIỆU QUẢ
Ảnh minh họa
Dấu hiệu đau vùng thắt lưng

Vùng thắt lưng là vùng lưng dưới, bắt đầu từ dưới lồng ngực đến xương chậu. Đây là vùng dễ tổn thương nhất và hầu như tất cả loài người ai cũng từng bị những cơn đau thắt lưng hành hạ. Tuy nhiên những cơn đau thắt lưng thường ngày càng đỡ hơn và luôn có cách điều trị hiệu quả. Dấu hiệu của cơn đau thắt lưng gồm

- Đau lưng cấp tính xảy ra đột ngột, thường sau một chấn thương thể thao hoặc nâng vật nặng.

- Đau âm ỉ vùng 2 bên hông với cảm giác bị đâm, bắn sau lưng.

- Đau đột ngột, cấp tính làm bạn khó khăn khi đi lại hoặc đứng thẳng.

- Đau thắt lưng khó xác định vị trí, đau lan toả đi kèm với co cứng khối cơ chung thắt lưng, đau sâu trong ổ bụng thường do các căn nguyên nội tạng ở trong ổ bụng hoặc trong hố chậu.

- Lúc đầu đau một bên hông sau đó đau lan xuống mông, đùi và cẳng chân

- Đau kiểu rễ lan xuống chân chứng tỏ có chèn ép hoặc tổn thương các rễ thần kinh vùng thắt lưng

- Cơn đau kéo dài hơn ba tháng là đau lưng mãn tính. Nếu cơn đau của bạn không có dấu hiệu giảm trong vòng 3 ngày bạn nên thăm khám ​​bác sĩ.

Khi nào cần đến gặp bác sỹ

Khi gặp những dấu hiệu sau bạn nên đi gặp bác sỹ để thăm khám tình trạng bệnh:

- Cơn đau thắt lưng lan đến chân

- Có cảm giác tê, kim châm hay đau nhói ở chân

- Có cảm giác yếu chân và không thể đứng dậy trên bàn chân

- Mất kiểm soát tiêu tiểu (thường gặp ở các chứng đau lưng nặng)

Bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa cột sống hoặc khoa khớp để được hướng dẫn điều trị một cách đúng đắn.

1. Chăm sóc vùng lưng bị đau:

Khi mang vác vật nặng không đúng tư thế lưng sẽ bị đau do căng cơ, thường sẽ tự phục hồi, nhưng bạn có thể lấy một miếng đệm nóng chườm phần lưng đau hoặc tắm nước ấm có thể làm giảm cơn đau tạm thời. Tuy nhiên đôi khi đau lưng có thể liên quan đến các đĩa đệm bị lồi ra hoặc vỡ. Nếu một đĩa đệm phồng lên hoặc vỡ, ép trên dây thần kinh tọa, cơn đau có thể chạy từ mông xuống một bên chân. Cơn đau này được gọi là đau thần kinh tọa.

Khi bị đau lưng do căng cơ bạn cũng không nên nằm một chỗ quá 1-2 ngày sẽ làm giảm tính linh hoạt của lưng, lưng sẽ càng đau nặng hơn.

2. Tập yoga:
TỔNG HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU LƯNG HIỆU QUẢ
Tập Yoga

Một phương pháp rất hiệu quả khi chữa đau bệnh đau lưng là tập yoga

Yoga là một phương pháp toàn diện tác động đến toàn bộ cơ thể để chống lại và điều trị đau lưng. Việc cải thiện sức mạnh của toàn bộ cơ thể là rất cần thiết vì đau lưng không chỉ gây ra bởi các vấn đề ở lưng mà còn các bộ phận khác như hông, chân.

Đối với những người mới bị đau lưng và căng cứng cơ lưng hoặc những ai muốn phòng ngừa chúng thì chương trình Yoga cho người mới là một chương trình an toàn và hiệu quả. Còn những người bị đau lưng mạn tính thì nên tham khảo ý kiến các chuyên gia bác sĩ trước khi theo chương trình Yoga nào và cần có sự hướng dẫn, giám sát của các huấn luyện viên Yoga có kinh nghiệm.

3. Xoa bóp quanh cột sống:
TỔNG HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU LƯNG HIỆU QUẢ
Xoa bóp quanh cột sống
Phương pháp xoa bóp cột sống điều trị đau lưng bằng cách tạo áp lực lên bàn tay của họ đến xương và các mô xung quanh vùng lưng dưới. Còn xoa bóp giác hơi các chuyên gia sẽ dùng những chiếc cốc đã được hơ lửa để có thể hút và nâng các mô cơ vùng lưng

Một số chuyên gia khác lại sử dụng bộ chân không: đặt một chiếc cốc lên cơ thể rồi hút hết không khí bằng máy bơm rồi sau đó di chuyển chiếc cốc và thực hiện xoa bóp.

Tuy nhiên phương pháp xoa bóp cột sống chữa đau lưng này không phải ai cũng phù hợp, nó rất hiệu quả với những người bị đau lưng do căng cơ, co cơ nhưng nếu bệnh nhân có khối u nhiễm trùng và gãy xương thì không thể dùng phương pháp này

4. Massage trị liệu
TỔNG HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU LƯNG HIỆU QUẢ
Massage trị liệu
Một số các nghiên cứu cho thấy massage có thể giúp giảm đau lưng mãn tính. Sau 10 tuần, những người massage hàng tuần ít đau và có khả năng đi lại và thực hiện các hoạt động hàng ngày tốt hơn so với những người chỉ chăm sóc kiểu truyền thống. Điều này đúng với mọi kiểu massage và lợi ích kéo dài ít nhất sáu tháng.

5. Châm cứu, bấm huyệt
TỔNG HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU LƯNG HIỆU QUẢ
Châm cứu, bấm huyệt
Châm cứu là một phương pháp điều trị đã xuất hiện khá lâu bắt nguồn từ Trung Quốc, Thuật châm cứu sử dụng một chiếc kim nhỏ đâm vào một số phần của cơ thể để kích thích và điều khiển dòng năng lượng chảy khắp cơ thể.

Nguyên lý của thuật châm cứu là cây kim được sử dụng để tác động vào điểm kinh tuyến của cơ thể, nơi dòng năng lượng chảy qua. Vì thuật châm cứu chủ yếu để giải quyết các cơn đau lưng, rất nhiều bệnh nhân đau lưng rất bất ngờ khi được châm cứu vào phần khác của cơ thể chứ không phải lưng như chân hoặc cổ. Điều này là do năng lượng chảy từ bộ phận khác của cơ thể có tác động mạnh hơn lên các cơn đau lưng.

6. Dùng thuốc

Để giảm đau hoặc cắt đứt cơn đau tạm thời người ta hay dùng thuốc giảm đau như acetaminophen, ibuprofen, hay naproxen. Đối với cơn đau dữ dội hoặc đau mãn tính, bác sĩ có thể đề nghị thuốc theo toa. Ngoài ra sử dụng các thuốc hỗ trợ điều trị bệnh đau lưng có nguồn gốc thiên nhiên như Artrex cũng là một cách hiệu quả.

7. Tiêm vào lưng
TỔNG HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU LƯNG HIỆU QUẢ
Tiêm vào lưng
Nếu các phương pháp điều trị đơn giản và thuốc không giúp ích, bác sĩ có thể đề nghị tiêm vào lưng. Một lộ trình điều trị vào thứ được gọi là khối rễ thần kinh, nhắm vào các dây thần kinh bị kích thích. Tiêm cho bệnh đau lưng thường chứa thuốc steroid.

9. Vật lý trị liệu
TỔNG HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU LƯNG HIỆU QUẢ
Vật lý trị liệu
Nếu đau lưng khiến bạn không thể hoạt động trong một thời gian dài, một chương trình phục hồi chức năng có thể giúp bạn tăng cường cơ bắp của bạn và giúp bạn trở lại hoạt động hàng ngày. Vật lý trị liệu có thể hướng dẫn bạn các bài tập căng dài cơ thể, các bài tập sức mạnh, bài tập cardio (bài tập thể hình tốt cho tim mạch) cường độ thấp sẽ giúp bạn gọn gàng mà không ảnh hưởng đến lưng.

10. Tập các bài tập giúp tăng cường lưng

Hãy áp dụng những bài tập thể dục phù hợp cho lưng của bạn, có thể dùng các bài tập gấp và kéo dài người. Trong bài tập gấp, bạn cúi về phía trước để căng các cơ bắp của lưng và hông.

Trong bài tập kéo dài, bạn uốn cong lưng về phía sau để phát triển các cơ bắp hỗ trợ cột sống. Một ví dụ là nâng chân trong khi dựa trên phần dạ dày của bạn. Nếu bạn bị đau lưng, hãy nhờ bác sỹ tư vấn dùng các bài tập an toàn cho bạn.

11. Phẫu thuật :

Khi mức độ đau lưng của bạn đã kéo dài trầm trọng, bạn không thể đứng lên đi lại hoặc làm bất kỳ công việc gì ảnh hưởng đến học tập và làm việc thì chỉ còn cách là phẫu thuật. Tùy thuộc vào nguyên nhân đau lưng do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, viêm cột sống dính khớp, hay gai vôi cột sống…bác sỹ sẽ phẫu thuật để phục hồi chức năng lưng này.

Phòng ngừa đau lưng như thế nào?


Không có phương pháp nào chắc chắn bạn sẽ không bị đau lưng khi đến tuổi trung niên. Tuy nhiên ngay từ bây giờ nếu bạn giữ một chế độ ăn uống cũng như luyện tập khoa học thì nguy cơ bị đau lưng của bạn cũng giảm đi đáng kể. Phòng bệnh đau lưng có thể áp dụng các phương pháp sau:

- Duy trì một chế độ tập luyện và ăn uống phù hợp

- Nâng vật nặng bằng chân, không nâng bằng lưng.

- Tránh để tình trạng tăng cân, béo phì

- Hãy chắc chắn rằng vị trí làm việc của bạn không góp phần tạo nên cơn đau cho bạn.

- Duy trì và thực hiện tư thế chính xác nhất là trong nâng, bê, nhặt vật nặng.

- Tránh một cách tối đa các hoạt động ảnh hưởng tới lưng.

- Tập thể dục thường xuyên như bơi lội, đi bộ nên ít nhất cũng đi bộ mỗi ngày.

- Luôn giữ cột sống thẳng, nên sử dụng các dụng cụ hỗ trợ nếu cần thiết.

- Không ngồi hoặc đứng quá lâu.

Điều trị đau lưng cần thường xuyên và liên tục mới có thể giúp giải quyết giảm đau lưng một cách hiệu quả, Phòng bệnh đau lưng để không mắc các bệnh xương khớp khác như thoái hóa cột sống hay thoát vị đĩa đệm và cải thiện sức khỏe, chất lượng cuộc sống để bệnh tránh tái phát sau này. Hãy luôn nhớ rằng ” phòng bệnh hơn chữa bệnh “, nếu bạn may mắn chưa bị đau lưng hoặc cảm thấy mình có nguy cơ bị đau lưng thì tốt nhất là thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng tránh.

Diễn đàn sức khỏe về bệnh xương khớp